Góc thắc mắc: Đi bơi trong “ngày đèn đỏ” có được không?

Góc thắc mắc: Đi bơi trong "ngày đèn đỏ" có được không?

Bạn là một người yêu thích bơi lội, yêu thích những hoạt động dưới nước. Nhưng đối với các chị em phụ nữ liệu có tự hỏi rằng trong “ngày đèn đỏ” có được hay không? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, liệu đi bơi trong kỳ kinh nguyệt có an toàn hay không. Và các lưu ý dành cho những bạn quyết định đi bơi trong ngày này.

“Ngày đèn đỏ” có được đi bơi không?

Thật tuyệt vời khi có câu trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể tham gia bơi lội trong thời kỳ kinh nguyệt của mình. Hiện nay, đã có những giải pháp giúp bạn ngăn chặn được sự tác động của kinh nguyệt trong kì nghỉ biển này. Ví dụ như sử dụng các loại băng vệ sinh đặc biệt thiết kế để chống thấm nước hoặc sử dụng các sản phẩm như tampon hoặc cốc kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc đi bơi trong giai đoạn này còn giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh và mang đến sự thoải mái về tâm trạng hơn.

"Ngày đèn đỏ" có được đi bơi không?

Đi bơi trong kỳ kinh nguyệt có an toàn không?

 Nếu bạn có nghe ai nói rằng đi bơi trong kỳ kinh nguyệt cực kì nguy hiểm, nó không hề an toàn cho phụ nữ đâu. Thì điều đó hoàn toàn sai nhé.

Theo Tiến sĩ Shepherd: “Áp lực ngược của nước có thể ngăn chặn một dòng chảy kinh nguyệt xâm nhập vào nước”

Đi bơi trong kỳ kinh nguyệt có an toàn không?

Lợi ích khi đi bơi trong “Ngày đèn đỏ”

Mặc dù nhiều người cho rằng nên tránh việc bơi lội vào ngày “đèn đỏ”, nhưng thực tế lại khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi bơi lội trong thời kỳ kinh nguyệt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bơi lội trong kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm đau bụng. Giảm căng thẳng, giúp tạo cảm giác thư giãn. Điều này là do khi bơi lội, cơ thể sản xuất endorphin – một chất giúp giảm đau và tạo cảm giác vui vẻ.

Ngoài ra, việc đi bơi trong thời kỳ kinh nguyệt cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện lưu thông máu và hơi khí trong cơ thể. Do đó, nó có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tình trạng tim mạch.

Mũ rộng vành

Những lưu ý khi đi bơi trong ngày này

Mặc dù chúng ta có thể đi bơi trong kỳ kinh vô tư. Nhưng chúng ta cũng cần phải lưu ý một số điều quan trọng để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như không ảnh hưởng tới khoảng thời gian thư giản của bản thân. Ngoài chuẩn bị tinh thần tốt thì chúng ta cần nên chuẩn bị:

  • Tampon
  • Cốc nguyệt san
  • Đồ bơi dành cho kỳ kinh nguyệt
  • Lựa chọn màu sắc đồ bơi dạng tối màu
  • Tránh các hoạt động quá mạnh
Những lưu ý khi đi bơi trong ngày này

Giải pháp lựa chọn đồ bơi trong ngày đèn đỏ

VINGO

Hệ thống cửa hàng:

  • Add 1: 155 – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Add 2: 99 – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
  • Add 3: 48 – Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – HN
  • Add 4: 208 – Bạch Mai – Hai Bà Trưng – HN
  • Add 5: Tầng 1 – TTTM Big C Thăng Long
  • Add 6: 05 – Hàng Gà – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline: 0965.855.327 – 0983.993.212

Email: cskh@vingovietnam.com 

Trang web: https://vingovietnam.com/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/vingo.vn

Top 5 shop đồ bộ nữ cao cấp hàng đầu Việt Nam
hình ảnh cửa hàng Vingo

Gợi ý đọc thêm: 5 bài tập đùi giúp nàng tự tiên diện đồ bơi trong mùa hè này

Top 7 cách điều hòa kinh nguyệt an toàn có hiệu quả

7 cách điều hòa kinh nguyệt

Kinh nguyệt xảy ra ở phái nữ, xuất hiện mỗi tháng mỗi lần. Mỗi lúc đến sẽ kéo theo vô vàn triệu chứng như đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau lưng,… Như bình thường thì mỗi chu kỳ sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày hoặc có thể là 2 – 7 ngày và sau 28 – 30 ngày xuất hiện một lần. Vậy số ngày bị chênh so với mức bình thường trên thì điều đó gọi là gì? Biểu hiện về vòng lặp chu kỳ kinh người ta gọi đó là rối loạn kinh nguyệt. Đây là triệu chứng của một bệnh lý do sự thay đổi nội tiết tố hoặc do lối sống thường ngày.

Các nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Mãn kinh
  • Đang cho con bú
  • Có vấn đề về tuyến giáp
  • Bị căng thẳng lâu dài
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Lối sống không lành mạnh: thức khuya, dậy muộn, lười vận động,…

Việc để lâu chứng bệnh này sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này. Tìm hiểu tại những điều cần lưu ý khi kinh nguyệt ra ít để biết thêm chi tiết.

Vậy chị em phải làm gì để chu kỳ kinh nguyệt của bản thân diễn ra một cách bình thường. Hãy theo dõi bài viết VINGO mang tới dưới đây để biết cách khắc phục kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng liên quan tới sức khỏe sinh sản sau này nhé!

Thiết lập lại chế độ ngủ nghỉ hợp lý giúp điều hòa kinh nguyệt

Chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp bạn thiết lập lại đồng hồ sinh học một cách khoa học hơn. Ngủ đủ và đúng giờ giúp bạn tràn đầy năng lượng cho cả ngày làm việc. Cùng với đó là nội tố bên trong phái nữ sẽ bị thay đổi do chế độ ngủ không khoa học như thức khuya, ngủ không đúng giờ hay là ngủ quá nhiều.

Chế độ ăn uống hợp lý

Kinh nguyệt xuất phát từ bên trong, chính vì thế việc ăn uống rất có tầm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Ăn thiếu chất khiến cơ thể bị suy nhược, ăn quá nhiều gây khó tiêu. Nên ăn uống đúng giờ, ăn đủ lượng cần hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt không được bỏ bữa chính. Tránh những thức ăn chứa nhiều muối, nhiều đường và nhiều dầu mỡ. Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, vì để tăng cường lượng hồng cầu đã mất đi khi đến kỳ kinh. Hạn chế nhất có thế với các nước uống có gas, cafein,.. thuộc loại chất kích thích.

Tập yoga hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Tập yoga chính là cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà cực hiệu quả mà chị em cần nên quan tâm tới. Vừa nâng cao sức khỏe vừa giúp ức chế sản sinh ra các loại hoormone gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Tập yoga nhẹ nhàng tại nhà giúp giảm đau bụng kinh, giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng và dáng đẹp.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong và sau kỳ kinh

Có thể thấy, rối loạn kinh nguyệt cũng có yếu tố thiếu hụt vitamin ở phụ nữ. Theo nghiên cứu, nên bổ sung vitamin D để điều hòa kinh nguyệt hiệu quả nhất. Vitamin D có chứa trong ngủ cốc hoặc có thể là từ ánh nắng mặt trời. Một loại vitamin khác cũng được nhắc tới đó chính là vitamin B. Vitamin B được kê theo đơn của Bác sỹ. Giúp điều hòa chu kỳ kinh để tăng cơ hội có thai hơn.

Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Theo nghiên cứu cho biết, tập thể dục thường xuyên sẽ giảm bớt nguy cơ hội chứng buồng trứng đa nạng ở phụ nữ, đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, nâng cáo sức khỏe, dáng đẹp.

Lưu ý: Không nên tập thể dục quá mạnh trong thời gian chu kỳ kinh đang diễn ra.

Điều hòa kinh nguyệt bằng cách giữ gìn vệ sinh vùng kín

Việc giữ vệ sinh vùng kín rất quan trọng ở phái nữ. Không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh mà còn ảnh hưởng tới các vấn đề sinh sản của chị em sau này. Liên quan đến các bệnh phụ khoa, nên việc chăm sóc cho cô bé là điều được đặt lên hàng đầu.

Đảm bảo cân nặng phù hợp

Do tác động của các tế bào mỡ đối với hormone và insulin, chính vì thế nên phụ nữ thừa cân sẽ có sự bất thường về chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa lượng máu mất đi cũng sẽ nhiều hơn người bình thường. Ngược lại nếu bạn quá gầy hay giảm cân quá mức cũng dễ dẫn tới tới rối loạn kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao việc duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều rất quan trọng.