Kinh nguyệt ra ít và những điều chị em cần lưu ý

Kinh nguyệt ra ít và những điều chị em cần lưu ý

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài khoảng từ 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 7 ngày. Lượng máu hành kinh mất đi sau một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng từ 60 – 80ml.  Nếu như lượng máu kinh bị giảm xuống thì rất có khả năng chị em đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít.  Vậy nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng Vingo tìm hiểu ngay nhé! Để có những biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến sức khỏe sau này. Nàng cần phải biết 2 nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt ít ra sau đây. 

Nguyên nhân sinh lý: 

  • Do sự thay đổi đột ngột của trọng lượng cơ thể

Việc tăng, giảm cân đột ngột ở phụ nữ sẽ làm mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Từ đó, khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hoặc ngắn hơn bình thường. Kèm theo đó là hiện tượng máu kinh ít ra hoặc ra nhiều. 

  • Tâm trạng bất ổn, căng thẳng, mệt mỏi: 

Tâm trạng không thoải mái, áp lực hay cường độ làm việc quá cao trong khoảng thời gian dài làm cho nội tiết trong cơ thể chị em bị mắt cân bằng khiến cho lượng máu hành kinh ra ít hơn so với những chị em có tâm trạng vui vẻ thoải mái. 

  • Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai… Cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Điển hình như rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít. 

Nguyên nhân sinh lý

Ảnh hưởng từ bệnh lý: 

  • Buồng trứng đa nang: 

Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do tăng nồng độ hormone sinh dục nam Androgen. Sự thay đổi nội tiết tố này khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng.Từ đó gây ra hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt ra ít hoặc mất kinh  Ngoài ra, bệnh nhân bị buồng trứng đa nang còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: nổi nhiều mụn trứng gà, tăng cân, béo phì, mọc nhiều lông trên cơ thể. 

  • Mang thai ngoài tử cung: 

Khi mang thai, phụ nữ sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, sẽ thấy xuất hiện ra máu bất thường với số lượng ít khiến chị em tưởng nhầm đó là máu kinh.  Không những thế, căn bệnh này còn đi kèm với một số hiện tượng như đau khắp ổ bụng, mệt mỏi, chóng mặt… 

  • Viêm vùng chậu: 

Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng…  Khi mắc căn bệnh này máu kinh nguyệt có thể ra quá nhiều hoặc quá ít. Máu kinh nguyệt có màu nâu, đen, chu kỳ kinh nguyệt không đều và đi kèm với hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Tiểu buốt, đau bụng dưới, thắt lưng…  Trên đây là một vài lưu ý Vingo muốn gửi đến nàng. Nếu như nàng đang gặp những vấn đề như trên thì hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt để xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị hợp lý nhé. 

Ảnh hưởng từ bệnh lý

Rối loạn kinh nguyệt và các biện pháp khắc phục dành cho chị em

Rối loạn kinh nguyệt và các biện pháp khắc phục dành cho chị em

 Rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề khá nghiêm trọng khiến nhiều chị em luôn phải sống trong tình trạng lo lắng, bất an. 

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt rối loạn và biện pháp khắc phục ra sao? 

Hãy cùng Vingo tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé! 

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì? 

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, được thể hiện qua những thay đổi thất thường về số ngày hành kinh và lượng máu kinh chảy ra từ âm đạo 

Rối loạn kinh nguyệt là gì

Thông thường, kinh nguyệt bị rồi loạn là hiện tượng hết sức bình thường với nữ giới ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp kinh không đều lại là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ điển hình như ung thư cổ tử cung 

2. Nguyên nhân kinh nguyệt rối loạn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nhưng có thể kể đến 1 vài nguyên nhân thường gặp sau đây:  

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Suy giảm thể trọng của cơ thể 
  • Ảnh hưởng của thuốc tránh thai
  • Ảnh hưởng của tâm lý
  • Do di chuyển liên tục 
  • Suy giảm buồng trứng 

Tham khảo: Chậm kinh 1 tháng và các lưu ý cần biết dành cho chị em 

  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như thay đổi điều kiện sống, thói quen; tập thể dục quá sức; tiểu đường… 

3. Kinh nguyệt bị rồi loạn có nguy hiểm không?

Nếu như rối loạn kinh nguyệt diễn ra trong một thời gian dài, lượng máu kinh trong cổ tử cung chảy ra quá nhiều kèm theo những cơn đau bụng dữ dội thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

  • Nguy cơ vô sinh:

Kinh nguyệt bị rối loạn khiến cho việc xác định ngày rụng trứng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các cặp vợ chồng mong muốn có con khó lựa chọn thời điểm giao hợp để thụ thai. 

  • Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục:

Kinh nguyệt thất thường khiến cho những cuộc “yêu” của chị em trở nên khó khăn hơn. Đôi khi gây ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm vợ chồng. 

  • Nguy hiểm đến tính mạng:

Kinh nguyệt thất thường trong thời gian dài rất có khả năng dẫn đến dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như ung thư cổ tử cung, chửa ngoài dạ con… 

4. Các biện pháp khắc phục: 

Để khắc phục những hậu quả trên Vingo xin gửi tới chị em một vài biện pháp sau:

Các biện pháp khắc phục

  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ 
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn 
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 
  • Nếu có dầu hiệu rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì phải nhanh chóng đi kiểm tra để có những biện pháp khắc phục kịp thời. 
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái