Cách duy trì chu kỳ kinh nguyệt khi đến tháng an toàn

Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bắt đầu từ khi dậy thì sẽ xuất hiện kỳ kinh ở giới nữ. Một chu kỳ kinh ổn định sẽ là 28 – 30 ngày tính từ ngày bắt đầu kinh nguyệt cho đến kỳ kinh tiếp theo. Nếu kinh nguyệt đến quá sớm hay quá muộn trong thời gian dài thì điều này là chuông cảnh báo cho các triệu chứng các bệnh về phụ khoa. Vậy nên một chu kỳ diễn ra bình thường và có vòng lặp ổn định cần có sự tác động từ tác động từ bên trọng và đặc biệt là các thói quen sống và sinh hoạt của cơ thể hằng ngày. Chính vì thế, phái nữ cần để ý và làm như thế nào để duy trì được một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Theo dõi bài viết VINGO gợi ý dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kỳ kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra ở giới nữ. Hiện tượng trứng rụng khi không được thụ tinh. Quá trình chảy máu qua âm đạo và kéo dài từ 3 – 5 ngày, thời gian diễn ra sẽ khác nhau ở mỗi người. Trong mỗi chu kỳ, cơ thể sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra sẵn sàng chờ được thụ tinh. Nếu trong trường hợp trưng không được thụ tinh từ tinh trùng thì lớp nội mặc sẽ bong ra do không cần phải thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Và chu kỳ kinh nguyệt từ đó xuất hiện.

Thế nào là chu kỳ ổn định và cách tính

Một chu kỳ kinh ổn định được đánh giá qua thời gian lặp lại chu kỳ kinh, thời gian diễn ra, lượng kinh nguyệt,… Ở phụ nữ trưởng thành, chu kỳ kinh cách nhau từ 21 – 35 ngày. 21 – 45 ngày là chu kỳ dao động ở tuổi thanh thiếu niên. Sẽ tùy thuộc vào cấu trúc bên trong cơ thể mỗi người nên chu kỳ cũng sẽ khác nhau. Thời gian diễn ra chu kỳ là từ 3 đến 7 ngày có thể ngắn hơn hoặc dài hơn dựa vào lượng kinh nguyệt.

Để biết chu kỳ của bản thân có ổn định hay không thì bạn nên theo dõi thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân và có giải pháp khắc phục khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Điều bạn cần làm lúc này là:

  • Hãy đánh dầu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt của tháng này
  • Theo dõi xuyên suốt kỳ kinh diễn ra
  • Khoảng cách giữa ngày bắt đầu của 2 chu kỳ kinh liên tiếp nhau. Đó chính là thời gian kinh nguyệt của bạn.
  • Từ các kỳ sau hãy để ý thời gian lặp lại có bằng nhau hay không. Nếu quá lâu mới xuất hiện bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

Biểu hiện của kinh nguyệt bất thường

  • Kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có hại rất lớn cho sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Là dấu hiệu cho các bệnh về phụ khoa, sinh sản. Chính vì thế nếu thấy các biểu hiện sau cần phải đến gặp bác sĩ thăm khám để có hướng điều trị sớm nhất.
  • Kinh nguyệt có màu thẩm, vón cục
  • Hiện tượng rong kinh. Lượng máu ra nhiều, máu kinh không đông. Kéo dài hơn 1 tuần, kèm theo đau bụng dưới, hoa mắt do mất máu nhiều. Để giảm thiểu tình trạng này mời bạn tham khảo: Rong kinh thì nên ăn gì để không ảnh hưởng tới sức khỏe?
  • Kinh nguyệt thưa, vòng lặp quá dài có thể là 2 tháng, 3 tháng
  • Đau bụng khi kinh nguyệt đến. Hiện tượng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới kèm đau lưng, tức ngực.

Cách duy trì chu kỳ kinh nguyệt an toàn

  • Để có kỳ kinh an toàn, chị em cần để ý tới các thói quen sống lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya
  • Thể dục thể thao buổi sáng
  • Ăn uống đủ chất, không ăn những thực phẩm có hại tới sức khỏe
  • Không vận động mạnh khi đến tháng
  • Không uống thuốc giảm đau khi cảm thấy đau bụng kinh

Đọc thêm: Những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Bí quyết giúp nàng yên tâm ngủ ngon giấc vượt qua ngày đèn đỏ

Ngày đèn đỏ luôn làm chị em khó chịu, mệt mỏi và không thoải mái. Điều này vô cùng bất lợi khi đi học, đi làm, kể cả khi ngủ vào ban đêm. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để giúp nàng yên tâm ngủ ngon giấc vượt qua ngày đèn đỏ nhé.

Giấc ngủ

Ngày đèn đỏ việc ngủ đúng khung giờ là vô cùng quan trọng đối với chị em. Cơ thể mỗi người sẽ hình thành phản xạ thèm ngủ vào một mốc thời gian trùng khớp. Theo đó, thời gian biểu cố định cho giấc ngủ là bước đầu tiên giúp nàng thoát khỏi những đêm trằn trọc trong kỳ kinh nguyệt. Nhờ vậy, những ngày này chị em vẫn có thể ngon giấc một cách dễ dàng.

ngày đèn đỏ
ngày đèn đỏ

Ngủ vào một giờ cố định giúp cơ thể hình thành phản xạ buồn ngủ tự nhiên.

Phòng ngủ thoáng mát

Dù có trong kỳ kinh nguyệt hay không, một căn phòng thoáng mát và sạch sẽ vẫn luôn là điều cần thiết cho giấc ngủ ngon. Mùa hè, nàng có thể tham khảo không gian phong cách bãi biển tươi mát. Thiết kế nổi bật với với tường trắng tươi, gam màu nhẹ nhàng và đồ dùng tối giản. Với những phòng ngủ lớn, cửa sổ chính là nơi tuyệt vời nhất để mở rộng không gian.

phòng ngủ
phòng ngủ
phòng ngủ đẹp
phòng ngủ đẹp

Tắm nước ấm

Nhiệt độ cơ thể thường hạ thấp vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng 2 tiếng trước khi ngủ tới 4 – 5h. Vì vậy, chị em nên tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể trước đi ngủ 2 tiếng. Điều này sẽ giúp chị em có giấc ngủ ngon hơn.

tắm nước ấm
tắm nước ấm

Tư thế ngủ

Mỗi người đều có tư thế ngủ ưa thích giúp cơ thể dễ chịu sau một ngày dài. Các bác sĩ khuyên phái đẹp nên nằm thoải mái nhất cho vùng bụng và thắt lưng thư giãn hơn trong những ngày đèn đỏ. Nàng cũng nên tìm một loại băng vệ sinh dành riêng cho ban đêm. Loại băng có chiều dài phù hợp và khả năng chống tràn sau ưu việt để được tự do ngủ theo tư thế mình yêu thích.

ngày đèn đỏ
ngày đèn đỏ

Trang phục ngủ thoải mái

Tiêu chí quan trọng nhất của quần áo ngủ là phải rộng. Mặc đồ bó sát, chật chội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trước hết là tác động tiêu cực đến lưu thông máu, gây cản trở quá trình thở trong suốt đêm. Ngoài ra, làn da của chúng ta cũng cần phải thở. Vì vậy, việc mặc quần áo bó sát sẽ có thể dẫn kích ứng da và thậm chí nhiễm trùng do mồ hôi không thoát được.

đồ ngủ lụa satin
đồ ngủ lụa satin

Chất liệu lụa satin luôn mềm mại, thoải mái và thấm hút mồ hôi. Cho nên đây chính là một sự lựa chọn lý tưởng cho một đêm ngon giấc. Chị em có thể thỏa sức nằm đủ các tư thế mà vẫn cảm thấy  dễ chịu, êm ái. Những bộ pijama, váy hai dây lụa satin sẽ là gợi ý hoàn hảo cho ngày ấy của chị em.

 

đồ ngủ vingo
đồ ngủ vingo