Mặc đồ lót đúng cách và vệ sinh vùng kín trong mùa đông tránh viêm nhiễm

Mặc đồ lót đúng cách và vệ sinh vùng kín trong mùa đông tránh viêm nhiễm

Nhiều bạn nữ có suy nghĩ, mùa đông cơ thể ít ra mồ hôi, ít vận động mạnh nên không cần vệ sinh nhiều như mùa hè. Điều này chẳng đúng chút nào bởi thực tế, dù đông hay hè thì cơ thể chúng ta vẫn luôn thải ra tế bào chết và chúng cần được làm sạch. Do vậy vào mùa đông, nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vi khuẩn và vi nấm gây bệnh có thể gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa,… Chị em cần có những lưu ý sau khi mặc đồ lót đúng cách và chăm sóc vùng kín vào mùa đông.

Không nên mặc quần lót bó sát

Quần áo bó sát là những bộ trang phục được yêu thích vào mùa đông. Nhưng đây lại là nguyên nhân làm gia tăng rất nhiều căn bệnh vùng kín, đặc biệt là kích ứng da ở các vùng nhạy cảm. Đồ lót chật chội còn gây bí bách, kém thông thoáng, khiến cho các vi khuẩn, nấm…phát triển gây nên các bệnh viêm nhiễm như viêm khoang chậu, viêm đường tiết niệu, bàng quang… Bên cạnh đó, để mặc đồ lót đúng cách chị em cũng nên tháo bỏ đồ lót khi ngủ để cơ thể cảm thấy thoải mái.

Thay đồ lót thường xuyên

Việc măc nhiều quần lót bó sát khiến cho lượng dịch tiết ra nhiều nhưng không thoát được, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Nếu không thay đồ lót thường xuyên, bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ có xu hướng phát triển mạnh lên rất nhiều. Chị em nên thay quần lót hàng ngày và áo lót từ 3 đến 4 ngày để đảm bảo mặc đồ lót đúng cách.

Cách lau chùi vùng kín sau khi vệ sinh đúng cách

Một là, nên sử dụng khăn giấy sạch để lau chùi cho “cô bé”. Chị em tuyệt đối không nên dùng khăn ướt hay khăn giấy có mùi thơm để lau vì chúng chứa nhiều hương liệu tạo mùi thơm và chất khử trùng mạnh, có thể gây tổn hại đến vùng kín.

Hai là, nên thực hiện lau chùi cho “cô bé” từ trước ra sau bởi hành động lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ vùng hậu môn vào vùng kín. Thậm chí, nếu lau quá mạnh tay còn có thể khiến vùng kín bị tổn thương.

Giữ ấm cơ thể và vùng kín

Mùa đông các chị em có sở thích mặc váy thu đông và đi tất chân. Tuy nhiên, những đôi tất như vậy có thể gây bí, không thông thoáng cho vùng kín. Hơn nữa thói quen mặc váy cũng làm vùng kín dễ bị không khí lạnh xâm nhập, khiến “cô bé” bị suy yếu, giảm khả năng phòng bệnh, dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên bệnh phụ khoa. Vì vậy, các chị em nhớ giữ ấm cơ thể và vùng kín khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh nhé.

Vệ sinh bằng dung dịch phù hợp

Thói quen dùng luôn xà bông hay sữa tắm vệ sinh vùng kín là một việc làm rất tai hại. Bởi trong xà phòng có nhiều chất tẩy rửa như kiềm và cồn nên gây kích ứng những vùng da nhạy cảm trên cơ thể, mất cân bằng độ pH tự nhiên và dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm.

Vì vậy, chị em nên chọn mua 1 loại dung dịch vệ sinh phù hợp, ít chất tạo mùi, chất tẩy rửa…Hoặc có thể áp dụng các mẹo dân gian như dùng nước muối pha loãng, nước chè, lá trầu không đun sôi…để vệ sinh vùng kín cũng rất hiệu quả.

Cách vệ sinh vùng kín trong ngày có kinh nguyệt để không bị bệnh phụ khoa

Ngày có kinh, nguy cơ mắc bệnh và viêm nhiễm âm đạo là rất lớn. Chị em nên vệ sinh đúng cách trong ngày này

Chỉ sử dụng băng vệ sinh sạch và còn khả năng thấm hút. Cứ 4 – 6 giờ phải thay băng vệ sinh một lần. Nếu kinh ra nhiều, có thể thay nhiều hơn.

Khi thay băng vệ sinh phải đồng thời vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không dùng xà bông, sữa tắm để rửa vùng kín. Có thể dùng nước muối loãng hoặc nước trà xanh để vệ sinh. Nên sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ khoa chuyên dụng, được bào chế phù hợp với sinh lý vùng kín.

Nên chọn loại có chứa các chất có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn tự nhiên hằng ngày. Do vậy, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa, lại đảm bảo độ an toàn.

Thực hiện thao tác rửa đúng: Rửa từ trước ra sau; Chỉ rửa bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ), không thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Sau khi rửa sạch, nên dùng khăn bông sạch, mềm lau khô.

Hạn chế ngâm vùng kín lâu trong nước (tắm bồn, bơi lội…).

Tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt

Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý bồi dưỡng, tránh vận động mạnh (chạy nhảy, lao động nặng…) để giữ gìn sức khoẻ.