Cách duy trì chu kỳ kinh nguyệt khi đến tháng an toàn

Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bắt đầu từ khi dậy thì sẽ xuất hiện kỳ kinh ở giới nữ. Một chu kỳ kinh ổn định sẽ là 28 – 30 ngày tính từ ngày bắt đầu kinh nguyệt cho đến kỳ kinh tiếp theo. Nếu kinh nguyệt đến quá sớm hay quá muộn trong thời gian dài thì điều này là chuông cảnh báo cho các triệu chứng các bệnh về phụ khoa. Vậy nên một chu kỳ diễn ra bình thường và có vòng lặp ổn định cần có sự tác động từ tác động từ bên trọng và đặc biệt là các thói quen sống và sinh hoạt của cơ thể hằng ngày. Chính vì thế, phái nữ cần để ý và làm như thế nào để duy trì được một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Theo dõi bài viết VINGO gợi ý dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kỳ kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra ở giới nữ. Hiện tượng trứng rụng khi không được thụ tinh. Quá trình chảy máu qua âm đạo và kéo dài từ 3 – 5 ngày, thời gian diễn ra sẽ khác nhau ở mỗi người. Trong mỗi chu kỳ, cơ thể sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra sẵn sàng chờ được thụ tinh. Nếu trong trường hợp trưng không được thụ tinh từ tinh trùng thì lớp nội mặc sẽ bong ra do không cần phải thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Và chu kỳ kinh nguyệt từ đó xuất hiện.

Thế nào là chu kỳ ổn định và cách tính

Một chu kỳ kinh ổn định được đánh giá qua thời gian lặp lại chu kỳ kinh, thời gian diễn ra, lượng kinh nguyệt,… Ở phụ nữ trưởng thành, chu kỳ kinh cách nhau từ 21 – 35 ngày. 21 – 45 ngày là chu kỳ dao động ở tuổi thanh thiếu niên. Sẽ tùy thuộc vào cấu trúc bên trong cơ thể mỗi người nên chu kỳ cũng sẽ khác nhau. Thời gian diễn ra chu kỳ là từ 3 đến 7 ngày có thể ngắn hơn hoặc dài hơn dựa vào lượng kinh nguyệt.

Để biết chu kỳ của bản thân có ổn định hay không thì bạn nên theo dõi thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân và có giải pháp khắc phục khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Điều bạn cần làm lúc này là:

  • Hãy đánh dầu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt của tháng này
  • Theo dõi xuyên suốt kỳ kinh diễn ra
  • Khoảng cách giữa ngày bắt đầu của 2 chu kỳ kinh liên tiếp nhau. Đó chính là thời gian kinh nguyệt của bạn.
  • Từ các kỳ sau hãy để ý thời gian lặp lại có bằng nhau hay không. Nếu quá lâu mới xuất hiện bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

Biểu hiện của kinh nguyệt bất thường

  • Kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có hại rất lớn cho sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Là dấu hiệu cho các bệnh về phụ khoa, sinh sản. Chính vì thế nếu thấy các biểu hiện sau cần phải đến gặp bác sĩ thăm khám để có hướng điều trị sớm nhất.
  • Kinh nguyệt có màu thẩm, vón cục
  • Hiện tượng rong kinh. Lượng máu ra nhiều, máu kinh không đông. Kéo dài hơn 1 tuần, kèm theo đau bụng dưới, hoa mắt do mất máu nhiều. Để giảm thiểu tình trạng này mời bạn tham khảo: Rong kinh thì nên ăn gì để không ảnh hưởng tới sức khỏe?
  • Kinh nguyệt thưa, vòng lặp quá dài có thể là 2 tháng, 3 tháng
  • Đau bụng khi kinh nguyệt đến. Hiện tượng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới kèm đau lưng, tức ngực.

Cách duy trì chu kỳ kinh nguyệt an toàn

  • Để có kỳ kinh an toàn, chị em cần để ý tới các thói quen sống lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya
  • Thể dục thể thao buổi sáng
  • Ăn uống đủ chất, không ăn những thực phẩm có hại tới sức khỏe
  • Không vận động mạnh khi đến tháng
  • Không uống thuốc giảm đau khi cảm thấy đau bụng kinh

Đọc thêm: Những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả