Vải lụa là gì? Cách nhận biết và bảo quản vải lụa

Vải lụa là gì? Cách nhận biết và bảo quản vải lụa

Vải lụa là gì? Cách nhận biết và bảo quản vải lụa ra sao? Các bạn cùng tham khảo bài viết của Vingo sau đây nhé!

1.Vải lụa sản xuất từ đâu?

Vải lụa được sản xuất từ một loại tơ. Trong đó, tơ tằm là chất liệu lụa tốt nhất để sản xuất vải lụa. Những người nuôi tằm sẽ xe các sợi tơ đan dệt thành lụa.

Đây là một ngành nghề đã có từ rất lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc. Lụa còn là loại vải rất đắt tiền, chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

2.Nguồn gốc và lịch sử hình thành

Có thể nói, nghề dệt lụa đã có từ rất lâu, khoảng 6000 năm trước công nguyên.  Quốc gia đầu tiên phát triển ngành nghề dệt lụa bắt nguồn ở Trung Quốc.

Đây là một loại vải mà chỉ có vua chúa hoặc tầng lớp quý tộc mới có đủ “quyền lực” sử dụng, dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp.

Tại Việt Nam, sách sử đã ghi nhận rằng, vải lụa của chúng ta có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6, do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp.

Ngoài ra, sách Hán cũng ghi nhận người Việt đã biết trồng dâu tằm thông qua đoạn dẫn: “một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm”.

3.Vải lụa được phân biệt và nhận biết như thế nào?

Hiện nay, các loại vải lụa xuất hiện tràn lan rất nhiều trên thị trường. Do đó, việc nhận biết và phân loại được từng loại vải có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Cần phân biệt 2 loại vải lụa hiện nay: lụa tơ tằm 100% và lụa tơ tằm pha (nylon,  polyester, …)

Cách 1: Thông thường, để nhận biết 2 loại trên, cách đơn giản nhất là sử dụng phương pháp đốt.

Cách 2: So sánh giá trên thị trường và nơi sản xuất vải uy tín. Giá vải lụa tơ tằm pha chỉ có giá bán từ 40 ngàn đồng cho đến 60 đồng mỗi mét. Đối với vải lụa tơ tằm 100% thì giá bán đắt hơn, trên 100 ngàn đồng mỗi mét.

Cách 3: dựa trên đặc tính vật lý và cơ học. Vải lụa tơ tằm 100% sẽ không có màu trắng tinh do dệt từ tơ tằm.

4.Cách bảo quản vải lụa

Thứ nhất, trang phục khi được may bằng vải lụa thì nên được giặt qua một lần trước khi mặc. Tuy nhiên, việc giặt này chỉ nên thực hiện bằng tay, vò đơn giản với nước.

Thứ hai, mỗi lần mặc xong, chúng ta cần thiết phải giặt ngay những trang phục làm bằng vải lụa, nhằm tránh trang phục bị ố vàng do 3 đặc tính quen thuộc của vải lụa.

Thứ ba, không nên ủi những trang phục bằng lụa ở nhiệt độ cao vì rất dễ cháy.

 

Mẹo hay bảo quản đồ lụa luôn bóng đẹp

Mách bạn mẹo nhỏ giúp bảo quản trang phục lụa luôn mềm mại, mượt mà như mới!

Lụa là một trong những chất liệu vải tự nhiên được chị em ưa chuộng nhất. Lụa tơ tằm còn mang tới cho người mặc vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đầy nữ tính.

Lưu ý khi làm sạch đồ lụa

1. Nên giặt lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng, tránh vò mạnh. Nên thêm đá viên vào để nước giặt thật lạnh sẽ giúp lụa săn sợi và không bị phai màu.

2. Sử dụng dầu gội đầu của em bé để giặt lụa. Chúng sẽ giúp lụa bền màu mà còn lấy đi vết bẩn một cách dễ dàng.

3. Xả vải bằng nước thật lạnh, tránh nước ấm nóng.

4. Thêm vài giọt dung dịch dầu xả vào nước xả vải để vải lụa thêm mềm mại và trơn mượt.

5.Thấm khô đồ lụa vừa giặt với một chiếc khăn bông. Vì lụa có cấu tạo gần giống như mái tóc nên hãy đối xử với nó như với “góc con người” của bạn. Đừng làm khô nước bằng cách xoắn, vần vò, vắt vì sẽ làm món đồ lụa đắt tiền của bạn bị tổn hại nghiêm trọng!

6. Nên phơi trang phục ở nơi khuất ánh nắng, nhiều gió, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến đồ lụa bị bạc màu.

7. Chỉ được là khi thấy thực sự cần thiết. Tốt nhất khi phơi, bạn nên giũ mạnh để nếp vải lụa được thẳng thớm và khi khô hãy dùng móc treo chúng vào tủ quần áo thì khi sử dụng bạn sẽ không phải là lại. Nếu bắt buộc phải là, bạn phải để chế độ thích hợp với đồ lụa (là lạnh hoặc là hơi ấm).