Bảo quản đồ lụa đúng cách_Mẹo hay để lụa bóng đẹp

Lụa là một trong những chất liệu vải được chị em ưa chuộng trong mùa hè bởi sự mềm mại, mát dịu mà nó mang lại. Không chỉ thoải mái, lụa còn tôn lên vẻ cao sang quý phái cho người mặc. Chính vì vậy nên lụa luôn được xem là “nữ hoàng các loại vải”. Thế nhưng, “Nữ hoàng” này cũng dễ xuống sắc nếu không được “Chăm sóc” cẩn thận. Dưới đây là một số cách mà Vingo gợi ý cho bạn cách bảo quản đồ lụa đúng cách để giữ cho đồ lụa luôn xinh như thuở mới về nhé!!!

Mẹo hay để lụa bóng đẹp, Cách bảo quản đồ lụa đúng cách

Giặt bằng tay nhẹ nhàng

Không giặt máy: Đây là nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ để đồ ngủ của mình bền đẹp. Khi giặt do tác động của lực va đập, vặn kéo căng, ma sát sẽ làm cho sợi tơ bị hỏng hoặc “xô lệch”. Dẫn đến vải bị biến dạng, mất đi độ óng mượt vốn có và giảm độ bền sử dụng. Giặt tay đối với đồ lụa sẽ là cách hiệu quả để làm sạch mà vẫn giữ được form dáng chuẩn. Nên giặt đồ lụa bằng tay nhẹ nhàng, tránh chà sát mạnh.

Bảo quản đồ lụa đúng cách_Mẹo hay để lụa bóng đẹp

Xả vải bằng nước thật lạnh

Đây là chi tiết mà chắc hẳn rất ít các chị em chú ý đến khi giặt những chiếc váy lụa xinh xắn của mình. Nhưng nó lại là một mẹo rất hữu ích để bảo quản đồ lụa luôn bóng đẹp. Khi giặt ta nên xả vải bằng nước thật lạnh hay thêm một chút đá viên vào nước giặt. Mẹo này giúp cho sợi vải săn lại và không bị bay màu, vẫn giữ được độ bóng mượt của lụa như ban đầu.

Bảo quản đồ lụa đúng cách_Mẹo hay để lụa bóng đẹp

Không vắt quá mạnh

Khi giặt ta nên vò nhẹ nhàng, không nên vắt hoặc xoắn quá mạnh quần áo lụa. Vì điều này có thể gây ra các nếp nhăn và ảnh hưởng đến độ mềm mại của vải.

Bảo quản đồ lụa đúng cách_Mẹo hay để lụa bóng đẹp

Giặt cùng nước xả vải

Nước giặt tẩy có ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền và màu sắc của trang phục, nhất là những đồ ngủ bằng lụa. Để làm sạch, chỉ nên dùng bột giặt nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng các hóa chất tẩy rửa mạnh. Nước giặt có tính tẩy mạnh rất dễ làm mục và phai màu quần áo.

Trong trường hợp quần áo dính nhiều vết bẩn có thể ngâm trong mười phút sẽ dễ giặt hơn thay vì sử dụng thuốc tẩy. Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm nước xả vải để quần áo có thêm hương thơm và mềm mại hơn. Nếu cần giặt nhiều quần áo, bạn nên tách những bộ đồ ngủ lụa để giặt riêng nhé!

Bảo quản đồ lụa đúng cách_Mẹo hay để lụa bóng đẹp

Phơi đồ nơi khuất nắng nhiều gió

Ánh nắng mặt trời có thể làm ảnh hưởng tới màu sắc cũng như độ bền của sợi vải. Khi giặt xong, nên phơi đồ ngủ ở nơi khuất nắng, nhiều gió. Vải lụa có tính mềm mỏng, mau khô cho nên phơi tại nơi thiếu sáng cũng không khiến đồ bị hôi, ẩm.

Bảo quản đồ lụa đúng cách

Treo trang phục vào mắc áo và phơi khô ở nơi ấm áp, khô ráo. Nên sử dụng bàn là hơi với nhiệt độ thích hợp từ 120-140 độ C khi là ủi. Khi là ta chỉ nên là ở mặt trái của sản phẩm. Tuyệt đối không để bàn là ở nhiệt độ cao, vì nó sẽ khiến tơ mất độ bóng. Thậm chí sẽ chị cháy vải. Và chỉ nên là khi thực sự cần thiết.

Bảo quản lụa đúng cách không chỉ kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm mà còn có ý nghĩ lớn đối với sức khỏe chỉ em. Với những mẹo nhỏ trên, Vingo hi vọng các nàng sẽ bảo quản tốt được món thời trang nhỏ bé nhưng nhạy cảm này.

 

Bí quyết giúp chị em bảo quản quần áo từ chất liệu “khó nhằn”

Với kết cấu sợi vải và bề mặt đặc biệt, trang phục được làm từ những chất liệu nhung, thuộc da, lụa, sequin, da lộn luôn là “nỗi ám ảnh” của nhiều cô gái. Để bảo quản quần áo đúng cách đồng thời kéo dài tuổi thọ sản phẩm, hãy cùng Vingo cập nhật bí quyết chăm sóc trang phục với từng loại chất liệu vải “khó nhằn” nhất.

LỤA

Với đặc tính mềm mại, dịu mát và thân thiện với làn da, lụa là một trong những chất liệu vải được ưa chuộng và đồng thời cũng “khó chiều” nhất. Thay vì giặt áo quần bằng lụa với máy giặt, bạn nên giặt tay với nước lạnh và làm sạch bằng dầu gội cho trẻ em. Đối với các thiết kế chỉ giặt khô, bạn nên làm theo hướng dẫn trên mác trang phục. Điều này sẽ giúp không làm mất màu hay ảnh hưởng đến sợi vải.

bảo quản quần áo từ chất liệu vải lụa
bảo quản quần áo từ chất liệu vải lụa

Sau khi giặt sạch, bạn không nên sấy áo quần lụa bằng máy giặt hay trực tiếp vặn xoắn. Thay vào đó, trải phẳng trang phục trên khăn mềm và dùng khăn thấm nhẹ để hút hơi ẩm. Trước khi phơi, bạn nên giũ mạnh để nếp vải thẳng. Nên phơi quần áo dưới bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì màu vải có thể bị thay đổi.

chất liệu lụa sang trọng, quyến rũ
chất liệu lụa sang trọng, quyến rũ

Bạn nên hạn chế ủi trang phục từ lụa. Nếu vải quá nhăn, hãy sử dụng bàn là với chế độ là lạnh hoặc hơi ấm. Sau đó, treo áo quần bằng móc trong tủ để chúng không bị nhàu.

DA LỘN

Quần áo từ chất liệu da lộn thật thường không thể làm sạch tại nhà. Bạn chỉ có thể mang chúng đến những cửa hàng chuyên dụng. Nếu trang phục của bạn được làm từ da lộn tổng hợp, bạn có thể làm sạch bằng máy giặt hoặc bằng tay.

giặt đồ đúng cách
giặt đồ đúng cách

Cách duy nhất để phơi khô áo quần từ da lộn là trải chúng trên bề mặt phẳng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi là quần áo, lộn trái và phủ một lớp vải hoặc khăn tắm từ cotton mềm lên bề mặt áo quần. Sau đó, sử dụng bàn ủi ở chế độ nhiệt thấp nhất.

cách bảo quản trang phục chất da lộn
cách bảo quản trang phục chất da lộn

Trang phục từ da lộn cần được bảo quản ở nơi thiếu ánh sáng vì chúng có thể phai rất nhanh. Để tránh nấm mốc và tình trạng khô, nứt, bạn nên đảm bảo áo quần khô ráo và bọc chúng trong giấy báo. Không nên sử dụng túi nylon để lưu giữ trang phục.

NHUNG

Khác với lụa, trang phục từ vải nhung có thể được giặt bằng máy hoặc giặt khô. Bạn nên kiểm tra kỹ mác sản phẩm trước khi làm sạch. Tất nhiên, giặt khô vẫn là phương án tối ưu nhất đối với mọi chất liệu vải.

đầm nhung quyến rũ dạo phố
đầm nhung quyến rũ dạo phố

Nàng nên treo áo quần bằng các loại móc mềm có đệm khi phơi. Điều này giúp không lưu lại những vết hằn trên vải nhung. Không nên sử dụng bàn là dù ở mức nhiệt thấp nhất để làm thẳng áo quần từ vải nhung. Bạn nên dùng máy là hơi nước và không đặt máy quá gần bề mặt vải. Việc này sẽ không làm mất đi độ mềm mịn đặc trưng và phom dáng sản phẩm.

bảo quản chất liệu nhung bằng máy là hơi
bảo quản chất liệu nhung bằng máy là hơi

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên gấp trang phục từ vải nhung vì các nếp gấp sẽ hằn lại và rất khó phục hồi. Nếu muốn tiết kiệm không gian tủ quần áo, các cô nàng có thể đặt khăn giấy mềm vào giữa các nếp gấp. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là treo quần áo nhung bằng móc có đầu bo tròn.

SEQUIN

Với bề mặt phủ đầy các chi tiết trang trí, việc làm sạch và bảo quản quần áo đính sequin là một thách thức với nhiều cô gái. Dù có thể được giặt bằng tay, máy và giặt khô, trang phục đính sequin vẫn khá “khó tính”. Nếu giặt bằng tay, bạn nên sử dụng nước lạnh và dung dịch tẩy rửa nhẹ. Lộn trái quần áo khi giặt và chà thật nhẹ nhàng để không làm hỏng sequin.

cá tính, đẳng cấp cùng trang phục chất liệu sequin
cá tính, đẳng cấp cùng trang phục chất liệu sequin

Bạn có thể đặt áo quần đính sequin vào túi đồ lót khi giặt bằng máy. Tương tự cách giặt bằng tay, bạn nên sử dụng chất tẩy nhẹ, đồng thời, điều chỉnh chế độ giặt với chu kỳ quay thấp nhất.

Sau khi giặt sạch, bạn không nên vặn xoắn hay sử dụng máy giặt để vắt. Với trọng lượng lớn và nhiều chi tiết, trang phục phủ sequin nên được phơi khô bằng cách trải phẳng trên khăn sạch hoặc giá phơi.

trang phục lộng lẫy luôn là niềm đam mê của phái đẹp
trang phục lộng lẫy luôn là niềm đam mê của phái đẹp

Tương tự các chất liệu khác, sequin có thể bị chảy dưới sức nóng của bàn là thông dụng. Vì vậy, bạn nên là trang phục với máy là hơi nước. Gấp gọn và bọc áo quần trong khăn giấy để tránh làm bề mặt sequin bị trầy xước hay mắc vào các trang phục khác.

THUỘC DA

áo khoác da trở thành xu hướng thu đông 2019
áo khoác da trở thành xu hướng thu đông 2019

Tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng trên nhãn có thể giặt áo quần bằng tay hoặc giặt khô. Nếu giặt tay tại nhà, bạn nên dùng nước ấm, xà phòng loãng hoặc dầu gội dành cho trẻ em. Khi làm khô trang phục, các cô nàng tuyệt đối không vặn xoắn và vắt kiệt nước vì điều này sẽ khiến bề mặt da có nhiều nếp nhăn.

Trang phục từ chất liệu thuộc da thường không cần phải là. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể đặt vỏ gối từ vải cotton hoặc linen trên bề mặt nếp gấp. Sau đó, ấn nhẹ bàn là ấm lên vỏ gối trong vòng vài giây.

cá tính cùng chân váy da ngắn
cá tính cùng chân váy da ngắn

Để giữ phom dáng cho quần áo thuộc da, bạn nên treo chúng bằng móc gỗ, nhựa hoặc bọc vải đệm trong tủ thoáng mát, rộng rãi. Đối với các thiết kế lâu ngày không sử dụng, bạn nên bọc chúng trong giấy báo cũ.

 

Cách bảo quản trang phục làm từ vải satin, lụa

Cách bảo quản trang phục làm từ vải satin, lụa

Lụa là một chất liệu tốt, tinh tế và đòi hỏi được chăm sóc đặc biệt

Giặt đồ lụa

Khi giặt quần áo lụa, điều quan trọng là phải chú ý đến nhãn ghi chú cách chăm sóc đính bên trong quần áo. Một số trang phục được gắn nhãn như “Dry clean only” (Chỉ giặt khô)

Tuy nhiên, có những trang phục có thể xử lý được ở nhà. Việc giặt tay quần áo lụa đảm bảo rằng quần áo sẽ không bị ảnh hưởng bởi lực của máy giặt.

Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.

Không vắt hoặc xoắn mạnh quần áo lụa vì điều này có thể gây ra các nếp nhăn và ảnh hưởng đến độ mềm mại của vải.
Cuối cùng, phơi quần áo lụa ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp.

Là ủi phẳng đồ trước khi xếp

Làm phẳng áo quần trước khi xếp sẽ giúp xếp được nhiều đồ hơn.

Sử dụng bàn là hơi nước để là phẳng cực nhanh các loại vải dù khó tính nhất.

Lý tưởng nhất là dùng bàn là (bàn ủi) hơi nước vì giúp làm phẳng quần áo cực nhanh, tiết kiệm thời gian và điện năng, lại thích hợp với tất cả các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” lụa, lanh, nhung… hay các loại trang phục có nhiều phụ kiện (đính cườm, ren…)

Mẹo hay bảo quản đồ lụa luôn bóng đẹp

Mách bạn mẹo nhỏ giúp bảo quản trang phục lụa luôn mềm mại, mượt mà như mới!

Lụa là một trong những chất liệu vải tự nhiên được chị em ưa chuộng nhất. Lụa tơ tằm còn mang tới cho người mặc vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đầy nữ tính.

Lưu ý khi làm sạch đồ lụa

1. Nên giặt lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng, tránh vò mạnh. Nên thêm đá viên vào để nước giặt thật lạnh sẽ giúp lụa săn sợi và không bị phai màu.

2. Sử dụng dầu gội đầu của em bé để giặt lụa. Chúng sẽ giúp lụa bền màu mà còn lấy đi vết bẩn một cách dễ dàng.

3. Xả vải bằng nước thật lạnh, tránh nước ấm nóng.

4. Thêm vài giọt dung dịch dầu xả vào nước xả vải để vải lụa thêm mềm mại và trơn mượt.

5.Thấm khô đồ lụa vừa giặt với một chiếc khăn bông. Vì lụa có cấu tạo gần giống như mái tóc nên hãy đối xử với nó như với “góc con người” của bạn. Đừng làm khô nước bằng cách xoắn, vần vò, vắt vì sẽ làm món đồ lụa đắt tiền của bạn bị tổn hại nghiêm trọng!

6. Nên phơi trang phục ở nơi khuất ánh nắng, nhiều gió, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến đồ lụa bị bạc màu.

7. Chỉ được là khi thấy thực sự cần thiết. Tốt nhất khi phơi, bạn nên giũ mạnh để nếp vải lụa được thẳng thớm và khi khô hãy dùng móc treo chúng vào tủ quần áo thì khi sử dụng bạn sẽ không phải là lại. Nếu bắt buộc phải là, bạn phải để chế độ thích hợp với đồ lụa (là lạnh hoặc là hơi ấm).